Quantcast
Channel: Ginola's Site
Viewing all 25 articles
Browse latest View live

Hai thái độ

$
0
0
Sau khi bị một phóng viên ném giày, tổng thống George W. Bush nói: "Đôi giày đó cỡ số 10, quý vị à". Trong một trường hợp tương tự, thủ tướng Ôn Gia Bảo phẫn nộ: "Hành động đáng khinh này không đại diện cho tình hữu nghị giữa Anh Quốc và Trung Quốc".
Báo chí Việt Nam đưa tin rất tỉ mỉ về chuyện tổng thống Mỹ bị ném giày. Với vụ Ôn thủ tướng, báo Thanh Niên đưa tin chi tiết, trung dung còn báo Tiền Phong chỉ gọi đó lả "thủ tướng của một quốc gia Châu Á". Chẳng ai buộc tờ báo Tiền Phong phải làm vậy. Tự họ đã kiểm duyệt họ.
Phía trước tòa lãnh sự Mỹ, tấm bia tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh trong Tết Mậu Thân vẫn luôn được viếng bằng hoa tươi trong những ngày lễ lớn. Cuộc chiến tranh biên giới 1979 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã không còn được xuất hiện trong các giáo trình lịch sử dành cho học sinh phổ thông kể từ ngày 16 chữ vàng lên ngôi.
Hai cách thể hiện, hai thái độ nhưng với người dân thì chỉ có một nhận xét.
T.B

Con ma nhà họ Hứa

$
0
0
Một ngày đầu năm 1789, bờ nam sông Hồng...
Phó tướng Hứa Thế Hanh chống kiếm nhìn đám tàn quân tơi tả, nằm ngồi la liệt. Trận rút chạy sáng nay đã là lần thứ 5 trong vòng 2 ngày kể từ khi đồn Ngọc Hồi bị quân Tây Sơn phá. Hanh phải dẫn quân chặn hậu để Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn binh chạy về phương Bắc. Ngồi bên một tên thương binh máu me bê bết, đang nấc lên vài cái cuối cùng trước khi trút hơi tàn, Hứa Thế Hanh không ngăn nổi suy nghĩ: "Bao giờ tới phiên ta? Quân Tây Sơn đuổi rát thế kia, mà đám tàn quân còn lại này làm sao ngăn nổi bước tiến thần tốc của Quang Trung Nguyễn Huệ, kẻ được mệnh danh là Bách thắng vương!". Hanh thở dài, ngước đầu lên trời buông lời ta thán: "Ta đánh Đông dẹp Bắc, bắt sống bao nhiêu phản tặc ở Đài Loan, thân làm đến Đề đốc Quảng Tây mà phải kết thúc thế này ru? Ta hận!"
Chưa kịp dứt tiếng thở dài, Hanh đã phải giật mình vì tiếng reo hò nổi lên khắp nơi, đâu đâu cũng thấy lố nhố bóng người dưới bóng ngọn c...

Hẳn nhiên...

$
0
0
Hẳn nhiên, những người ở The Manor phải giàu. Hẳn nhiên, họ phải giỏi thì mới giàu, thuộc "đội ngũ trí thức".
Hẳn nhiên, họ có quyền biểu tình khi Ban quản lý chung cư The Manor thu tiền đậu xe cao hơn quy định, túi tiền của họ bị xâm phạm. Hẳn nhiên chẳng có "kẻ xấu" nào xúi giục họ đi biểu tình. Hẳn nhiên, chẳng có công an, an ninh, xe phá sóng...xuất hiện.
Và cũng hẳn nhiên, nếu có ai đó xúi họ bày tỏ khi có thứ lớn hơn "túi tiền" là "lãnh thổ" bị xâm phạm sẽ nhận lại...cái nhìn kinh ngạc.
Hẳn nhiên là như vậy...
Hẳn nhiên...
T.B

Sao lại cấm chuyện mưu sinh!?

$
0
0
Ai đã đến thành phố Đà Nẵng đều ghé qua đường Bạch Đằng dọc sông Hàn. Không có được khu trung tâm sầm uất như Nguyễn Huệ - Lê Lợi tại Sài Gòn, Đà Nẵng tự hào có con đường dọc bờ sông thuộc loại đẹp nhất nước.

Không chỉ khung cảnh đẹp mà du khách đến Đà Nẵng còn phải trầm trồ trước môi trường trong lành, sạch sẽ và đặc biệt không bị chèo kéo phiền nhiễu bởi xin ăn, giật dọc…

Để có được điều này, chính quyền thành phố đã tích cực dẹp tệ nạn, tạo công ăn việc làm cho người dân…những hành động đều rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, dường như quá “nhiệt tình” mà dọc đường Bạch Đằng, đoạn gần cầu Sông Hàn, người ta dựng lên tấm bảng với nội dung: “Cấm đánh giày, bán sách dạo, bán hàng rong”.

Người viết cứ băn khoăn: “Đánh giày, bán sách dạo, bán hàng rong thì có gì sai pháp luật? Sao lại bị cấm”. Chẳng lẽ vì sự trật tự, đẹp đẽ của một con đường mà cấm cả sự mưu sinh hợp pháp của người khác! Ai đã có dịp đi ...

Kẻ thù của kẻ thù

$
0
0
Sẽ là ngây thơ nếu tỏ ra vui mừng trước thông tin Mỹ đưa tàu chiến vào vùng biển Đông sau những va chạm với Trung Quốc tại khu vực này. Một Trung Quốc vốn quen thói hoành hành bá đạo, xem biển Đông như ao nhà, giờ đây đang phải đối đầu với một đối thủ "trên cân".
Biết là chẳng nên vui mừng sau những động thái vừa qua, vậy mà tôi vẫn có chút hả dạ. Kiểu như thấy một thằng du đãng quen thói ức hiếp kẻ yếu thế nay bị một kẻ (vốn chẳng lương thiện gì) dọa tát tai trước mặt thiên hạ.
Có người nói: "Kẻ thù của kẻ thù là bạn (hoặc đồng minh-Ginola) của ta". Ông bà có dạy: "Chọn bạn mà chơi". Làm "bạn" với Mỹ như thế nào, câu trả lời rõ nhất chính là kết cục của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Còn làm "bạn" với Trung Quốc như thế nào, câu trả lời chính là hiện tại.
Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều là (từng là) "kẻ thù" của ta nhưng trong quan hệ ngoại giao, chẳng có bạn vĩnh viễn cũng chẳng có kẻ thù mãi mãi. Nếu ta phải chọn một trong...

Thưa cụ, xin đừng lo!

$
0
0
Buổi trưa, ăn trưa trò chuyện với một đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam năm nay đã 80 tuổi. Vị đại tá này là người dẫn quân đổ bộ lên hai hòn đảo Sinh Tồn và Phan Vinh vào năm 1978 để khẳng định chủ quyền. Nhắc tới Bauxite, Hòang Sa-Trường Sa...cụ đại tá thốt: "Bây giờ ta làm con cháu ta trả".
Buổi tối, mở tv xem, kênh quốc gia có anh ca sĩ vừa nhún nhảy vừa hát: "Tôi thích thể thao...toàn thôn tập tạ...tinh thần thảnh thơi..."; kênh khác phát buổi trò chuyện với một nhóm nhảy rap; kênh khác nữa là ca nhạc não tình...
Cụ đại tá ơi, con cháu cụ có sợ mất gì đâu mà cụ phải lo hở cụ?
T.B

Chào ông Khổng Tử.

$
0
0
Thông tin cho phép thành lập Học viện Khổng Tử, thực chất là Trung tâm văn hóa Trung Hoa, tại Hà Nội khiến nhiều người lo lắng, thậm chí phẫn nộ. Khó trách được cảm xúc nói trên của đám đông trong thời điểm hiện nay. Thời đểm mà Hoàng Sa - Trường Sa và Bauxite vẫn đang làm nhức nhối trái tim của những ai có lòng với đất nước.
Trên thực tế, như BBC đề cập, tại Việt Nam các trung tâm như Trung tâm Văn hóa Pháp hay Hội đồng Anh đã có mặt từ lâu. Học viện Khổng Tử nhằm phổ biến văn hóa Trung Hoa, dạy tiếng Trung Hoa, tư vấn du học...có nghĩa là cũng có cùng mục đích (về lý thuyết) với các trung tâm kia.
Đến đây, hẳn có người tự hỏi tôi viết những điều này ra làm gì. Chúng ta chống tư tưởng bành trướng của Tàu, hẳn rồi, nhưng có ai tự hỏi nếu muốn chống nó thì ta cần phải làm gì chưa?! Có lẽ, điều đầu tiên cần làm là phải biết rõ về nó. Việc có một nơi để tìm hiểu về tư tưởng Đại "Háng" như Học viện Khổng Tử chẳng phải tạo điều kiện rất thuận lợi cho chún...

Đúng và sai

$
0
0
Có một lần, lâu rồi, một người đã nói với tôi: "Việc làm đúng trong một hoàn cảnh sai chưa hẳn đã là đúng". Lần đó, chất Quảng Nam trong máu tôi "xui" tôi cãi rằng: "Vậy trong hoàn cảnh sai nhưng không ai chịu làm việc đúng thì đến bao giờ mới hết sai?".

Giờ đây, suốt ngày hôm nay, tôi cứ tự hỏi mình mà chẳng đưa ra nổi câu trả lời, rằng: "Nếu ta làm đúng sao lại khiến nhiều người bị ảnh hưởng như vậy? Vậy là ta đã sai hay đúng?". Tôi ngây thơ chăng khi đưa ra câu hỏi này? Vẫn biết rằng, giá phải trả cho sự thật bao giờ cũng lớn nhưng giờ đây có nhiều người đang phải chịu hậu quả do việc làm của mình. Thật ân hận.

Tôi có người cha luôn ủng hộ việc tôi làm. Tôi có những người chú, bác, anh, em...cùng chia nhau cái cực khổ của những ngày trực nội dung đến quá nửa đêm, của những ngày đi chào mời từng tờ báo, của từng ngày phải cày cục cho trang báo hay nhất có thể...Tôi có nên nói rằng mình đã rất, rất hạnh phúc hay không? Tôi biết mình rất hạ...

Ở nơi đó, bây giờ...

$
0
0
Những người đó, họ cười vui vô tư, bàn bạc về chuyến đi chơi Mỹ Tho sắp tới cùng cả văn phòng. Ở đó đang phải chịu lệnh 'treo giò" trong 3 tháng, họ vẫn vui vẻ.
Họ vẫn lo rằng trong 3 tháng sắp tới, khi tờ báo không ra, thu nhập họ hẳn sẽ bị ảnh hưởng. Có ai chẳng lo cho cuộc sống của mình?
Họ vui vẻ, chẳng những vì họ trẻ mà còn bởi vì lòng họ thanh thản. Họ thanh thản bởi họ đã cùng đi trên một con đường, cùng hướng về phía đúng. Chỉ có ai đó sẽ cắn rứt (nếu có) vì đã làm trái với lương tâm, đi ngược lại dân tộc.
T.B

Biết phải nói gì?!

$
0
0
Một bạn đọc tên Luân ở quận 3 (TP.HCM) gọi đến tòa soạn báo Du Lịch, yêu cầu đặt báo dài hạn 1 năm. Người phụ trách phát hành cứ tình thật: "Nhưng anh ơi, báo tụi tôi bị treo 3 tháng". Người bạn đọc này trả lời: "Tôi biết chứ, tôi biết nên mới mua dài hạn 1 năm. Thời gian báo ngưng 3 tháng có thể bù bằng những số báo cũ đã phát hành từ đầu năm đến nay".

Anh Luân quý mến, tôi biết có thể anh sẽ chẳng bao giờ biết đến blog này nhưng tôi vẫn phải cám ơn anh tại đây, và tất nhiên khi báo Du Lịch trở lại hẳn những dòng chữ trân trọng nhất chúng tôi xin được dành cho những bạn đọc như anh. Vài trăm ngàn tiền mua báo có thể chưa giúp nổi chúng tôi đi qua những khó khăn trước mắt nhưng tình cảm anh dành cho chúng tôi, không tiền bạc nào mua nổi!

Dẫu cho vẫn có vài kẻ nào đó hả hê trước những gì chúng tôi đang gặp phải. Hả hê vì họ thấy chúng tôi phải chịu hậu quả vì đã dám làm và làm được những việc mà họ không bao giờ dám làm và cũng không bao giờ làm được. Vậy nhưng ...

Giấc mơ con cuộc đời con

$
0
0
Nguyễn Ngọc Tư

Một phong tục kinh điển khi đứa trẻ thôi nôi là người lớn bưng cái rổ lại trước mặt nó để nó chọn… nghề, để coi nó sẽ cầm món nào trong đó : gương lược, kéo, viết, cây búa, cuốn sách hay là cục đất. Một câu hỏi gần như… kinh điển của các ông ba bà mẹ, khi đứa trẻ biết chuyện trò ríu ran, rằng sau này con thích làm nghề gì. Chiều qua, trên đường từ trường về, đứa trẻ hớn hở khoe, mai mốt lớn lên con đi bán xôi gà. Bán xôi gà thì sẽ được ăn xôi gà đã đời luôn.

Má nó nghe buồn, bán xôi gà dãi nắng dầm mưa, suốt ngày long đong ngoài đường phố, vui sướng gì hả con ơi?

Bà nội nó nghe buồn, cứ ước trong nhà có đứa làm bác sỹ, không thì làm thầy giáo cũng được, ra đường trẻ nít nó kêu thầy ơi thầy à không oai sao?

Ba nó nghe buồn, đời ba lắt xắt bán buôn, mong có con cho làm cán bộ nhà nước, giàu thì chưa biết, nhưng chắc chắn là sống ổn định, không lo bữa no bữa đói.

Đứa trẻ chín tuổi, không hiểu tạ...

Cầu siêu cho ai?

$
0
0
Sau lễ cầu siêu cho các liệt sĩ Côn Đảo nay lại đến lễ cầu siêu cho các liệt sĩ đường Trường Sơn.

Nếu tin rằng có linh hồn, hẳn những linh hồn này đã được siêu thoát vì họ chết cho lẽ phải, cho lý tưởng (như chúng ta vẫn thường nghe) và đâu cần phải cầu siêu. Niềm tin tín ngưỡng của đại đa số dân Á châu nói rằng chỉ có kẻ chết oan thì linh hồn mới không đuợc siêu thoát. Tiến hành lễ cầu siêu có thể khiến nhiều người nghĩ những linh hồn kia đã bị chết oan nên cứ vất vưởng mà không tán. Và lẽ nào chỉ ở Côn Đảo, đường Trường Sơn... mới có oan hồn bất tán? Còn những oan hồn tức tưởi của Cải cách ruộng đất, những oan hồn vất vưởng giữa câu chữ, chết trong cô đơn buồn tủi của Nhân văn giai phẩm...ai sẽ cầu siêu cho họ? Còn những linh hồn của người lính Sài Gòn ngã xuống khi bảo vệ Hoàng Sa, linh hồn của những người lính Hà Nội ở Trường Sa, ở biên giới Tây Bắc 1979...ai sẽ cầu siêu cho họ? Ai sẽ cầu siêu và cầu làm sao cho xuể để những linh hồn người Việt đi về cõi vĩnh hằng trong mát lành ...

Không có gì mất đi!

$
0
0
Dù muốn hay không, sẽ có lúc lịch sử báo chí Việt Nam phải dành nhiều dòng (trang?) để nói về blog, cụ thể là Y 360. Tôi không lạc quan đến độ gán cho blog là một thứ "báo chí công dân", như nhiều người vẫn nói, tôi chỉ nghĩ blog như tấm gương phản ánh trung thực nhất về một giai đoạn của nền báo chí chính thống Việt Nam. Điều này giúp nó xứng đáng có mặt trong lịch sử báo chí hiện đại của Việt Nam. Thế hệ đi sau, rồi sẽ hiểu những người đi trước, trong đó có nhiều nhà báo, đã phải đào công sự trên blog như thế nào.

Nếu không có blog, có lẽ tôi sẽ rất vất vả để có được những kiến thức, lối suy nghĩ (tốt lẫn xấu), lối viết...như hiện nay. Tôi, cũng như nhiều người khác đã hưởng lợi rất nhiều từ thế giới blog.

Dẫu biết rằng việc bỏ một sản phẩm cũ để phát triển sản phẩm mới hơn là điều thường diễn ra trong kinh doanh. Tuy vậy, cái cách Yahoo Việt Nam ép người dùng phải chọn ô "Tôi đồng ý" nếu muốn chuyển sang Yahoo Plus, xem ra không phải là cách làm của mộ...

video.flv

$
0
0
Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam.

Mất hết của cải (comments), ai nhặt được xin trả lại...


New Music

Sinh nhật

Báo chí và Dân trí

$
0
0

Dân trí từng là khái niệm được đề cao hàng đầu trên con đường tìm kiếm tự do cho đất nước của cụ Phan Châu Trinh vào thế kỷ trước. Với cụ Phan, dân trí không chỉ là trình độ học vấn mà còn là khả năng tư duy độc lập như tinh thần của phong trào Duy Tân mà ông và các đồng chí của mình chủ trương. “Khai dân trí”, không chỉ cần cải tiến giáo dục mà tự do báo chí cũng đóng một phần chủ chốt.

 

 

Cùng thời với ông Phan Châu Trinh, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng từng nói: “Nếu không được quyền nói thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói ra những điều người ta buộc nói”. Câu nói này có thể được xem như một tuyên ngôn sớm sủa về nghề báo ở Việt Nam và vẫn được nhiều nhà báo hôm nay thuộc nằm lòng. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào cũng làm theo lời dạy này của cụ Huỳnh.

 

Diễn biến trên báo sau những vụ bắt bớ gần đây tại Việt Nam cho thấy nghề báo hôm nay và thời của cụ Huỳnh có vẻ không có cùng một lối tư duy hành nghề. Ít ra, báo Tiếng Dân của nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đã d...

Viết cho ai?

$
0
0
Như trong một bộ phim hành động ly kỳ, sáng sớm ngày thứ Tư (9.9), biệt kích Anh đã đột nhập một ngôi nhà ở thành phố Kunduz (phía Bắc Afghanistan) để giải cưú 2 nhà báo bị lực lượng Taliban bắt cóc trước đó 4 ngày. Hai nhà báo, Stephen Farrell (Anh) và Sultan Munadi (Afghanistan), đều làm việc cho The New York Times. Cuộc giải cứu kết thúc với những cái chết của Sultan Munadi, một lính biệt kích Anh quốc và một phụ nữ Afghanistan. Stephen Farrell nổi tiếng với vai trò một phóng viên chiến trường kỳ cựu và hiện người đứng đầu blog At War - Notes From The Front Lines của The New York Times. Trước đó, để đảm bảo an toàn cho người của mình, The New York Times đã không loan tin họ đang nằm trong tay phiến quân.

Một bản tin báo chí thông thường sẽ được kết thúc như vậy, vô cảm, đúng với những gì các nhà báo phương Tây được dạy - không (hoặc hạn chế) bình luận trong bản tin. Vậy mà, cái chết của Sultan Munadi, nhà báo kiêm thông dịch viên người Afghanistan này lại để lại cho người đọc nhi...

Số 3 và những sự hoang mang

$
0
0
hật ngẫu nhiên, có hai số 3 cùng liên quan đến hai tờ báo vì đề cập đến Hoàng Sa – Trường Sa.

Số 3 đầu tiên, đó là 3 tháng bị đình chỉ hoạt động của báo Du lịch khiến cho toàn bộ cán bộ, phóng viên phải điêu đứng. Tờ báo này là nơi đã đăng bài viết khẳng định chủ quyền của Tổ quốc ta với những quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa (HS – TS). Kết cục của việc làm trên là Ban biên tập phải nhận tờ quyết định đình bản 3 tháng kèm theo một lô, một lốc những sai phạm trong luật báo chí. Là người trực tiếp viết bài về HS – TS trên số báo Du lịch nói trên, tôi đã từng hoang mang vì không hiểu tại sao cổ vũ tinh thần yêu nước, góp phần tuyên truyền về chủ quyền biển đảo như Ban Tuyên giáo TW từng kêu gọi trước đó, lại khiến cho cả tờ báo bị đình bản, nhiều người bị liên lụy đến vậy. Hoang mang nhất là khi phải làm việc với cơ quan An ninh về bài viết của mình. Đây là thời đại nào mà yêu nước cũng bị “ngó nghiêng” xem có động cơ gì, có trong sáng không?!

Chuyện cũ qua rồi, cứ tưởng sẽ thôi không còn ho...

Viewing all 25 articles
Browse latest View live